Timeshare là một thuật ngữ khá mới, chỉ vừa mới xuất hiện trong kinh doanh dịch vụ lưu trú. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy Timeshare là mô hình kinh doanh gì? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn đọc về thuật ngữ này, đồng thời chia sẻ 3 hình thức Timeshare phổ biến nhất hiện nay. Cùng theo dõi nhé!
Timeshare là mô hình kinh doanh gì?
Timeshare là phần tài sản và các địa điểm du lịch bao gồm hotel, resort, biệt thự, condotel được làm chủ bởi một nhóm người. Trong đó, mỗi người sẽ bỏ ra một số tiền để làm chủ của một vị trí tại resort đó. Chi phí sẽ được thanh toán vào mỗi năm. Đây là hình thức sở hữu rất phù hợp với những đối tượng khách du lịch là gia đình, nhóm bạn, công ty.
Hình thức này tạo cho khách hàng có cơ hội để mua quyền nghỉ dưỡng một thời gian dài tại các khu resort tiện nghi, cao cấp với mức chi phí thấp. Các chủ sở hữu căn hộ Condotel tham gia vào mô hình Timeshare có quyền làm những gì họ muốn với kỳ nghỉ của họ. Có thể trao đổi kỳ nghỉ, chuyển nhượng, cho thuê, bán hoặc tặng kỳ nghỉ của mình. Tại Việt Nam, mô hình Timeshare điển hình nhất phải nhắc đến Sở hữu kỳ nghỉ Alma.
Quyền lợi của chủ sở hữu Timeshare
Chủ sở hữu của hình thức Timeshare sẽ có quyền sử dụng kỳ nghỉ tại Resort của mình trong phạm vi thời gian được ký kết vào hợp đồng mua bán. Bên cạnh đó, chủ sở hữu sẽ thanh toán một khoản tiền nhất định khi mua Timeshare trong một lần và duy trí với mức phí thường niên. Với hình thức này, chủ sở hữu có thể lựa chọn sử dụng thời gian nghỉ dưỡng của mình, hoặc có thể bán, cho thuê kỳ nghỉ đó.
Bên cạnh đó, Timeshare còn cho phép chủ sở hữu linh động trao đổi kỳ nghỉ của mình với các chủ sở hữu trên toàn thế giới. Khi đó chủ sở hữu sẽ có quyền được nghỉ ngơi, du lịch ở bất kỳ nơi đâu. Với điều kiện resort đó có trong mạng lưới trao đổi Timeshare. Ngoài ra chủ sở hữu cũng được phép bán đi quyền nghỉ dưỡng của mình khi không còn nhu cầu sử dụng .
3 hình thức Timeshare phổ biến nhất
Deemed interests
Người mua Timeshare theo hình thức Deemed interests sẽ nhận được quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp với tài sản đó trong khoảng thời gian cụ thể được quy định trong hợp đồng.
Với loại hình này, người mua sẽ có quyền sử dụng tài sản vĩnh viễn. Được phép để lại cho các thành viên trong gia đình. Hoặc bán đi khi không muốn giữ tài sản đó nữa.
Right-to-use
Với hình thức này, người mua sẽ không có quyền sở hữu tài sản. Nhưng thay vào đó sẽ được sử dụng cơ sở vật chất trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi hết hạn hợp đồng thì quyền của người mua đối với bất động sản sẽ không còn hiệu lực. Trừ trường hợp tiếp tục gia hạn hợp đồng.
Leasehold agreements
Loại hình Timeshare này cho phép người mua có được quyền lợi thuê bất động sản theo hợp đồng. Tuy nhiên quyền lợi này sẽ luôn thấp hơn quyền lợi của người nắm giữ toàn bộ tài sản. Sự khác biệt rõ nhất giữa Leasehold agreements và Right-to-use đó chính là thời hạn hợp đồng. Thường thì hợp đồng của Leasehold agreements sẽ có thời hạn ngắn hơn.
Những lợi ích và rủi ro khi tham gia vào Timeshare
Lợi ích
Lợi ích về tài chính: Timeshare sẽ giúp chủ sở hữu tiết kiệm được nhiều chi phí hơn khi tham gia đầu tư cùng một nhóm người. Trong khi đó bạn vẫn có quyền sở hữu bất động sản, căn hộ cao cấp.
Quyền sở hữu tài sản: Chủ sở hữu sẽ có toàn quyền sử dụng và khai thác tài sản đó trong thời gian mua.
Nghỉ ngơi tại resort sang trọng: Với mô hình Timeshare, chủ sở hữu sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi, tận hưởng kỳ nghỉ ở các khu nghỉ dưỡng cao cấp, sang trọng, tiện nghi.
Trao đổi kỳ nghỉ trên toàn thế giới: Chủ sở hữu có thể trao đổi Timeshare của mình với bất kỳ một Timeshare khác ở trên thế giới. Chỉ cần tài sản đó có tham gia vào mạng lưới Timeshare trên thế giới.
Giữ được thế chủ động trong kỳ nghỉ: Bạn sẽ không còn phải lo lắng đến vấn đề cháy vé máy bay, hết phòng khách sạn tại các khu nghỉ dưỡng khi sở hữu Timeshare. Ngoài ra khách hàng có thể chủ động được thời gian, công việc với kỳ nghỉ đã được lên kế hoạch trước cả năm.
Rủi ro
Sự cố định về thời gian: Việc này sẽ khiến cho khách hàng băn khoăn khi mua và khó có thể khai thác được hết giá trị kỳ nghỉ.
Timeshare thường chỉ dành cho những khu nghỉ dưỡng hạng sang từ 4 – 5 sao trở lên.
Vì là hình thức sở hữu chung nên trong quá trình sử dụng rất dễ phát sinh các vấn đề bất tiện khi dùng chung căn hộ.
Với mô hình Timeshare, việc vận hành và bảo dưỡng căn hộ cũng phát sinh nhiều chi phí. Bên cạnh đó thủ tục cho việc trao đổi kỳ nghỉ cũng sẽ phức tạp hơn.
Kết luận
Bài viết vừa rồi đã chia sẻ đến bạn đọc mô hình kinh doanh Timeshare. Tại Việt Nam, Công ty Alma là công ty đã và đang áp dụng thành công mô hình này. Alma cũng chính là đơn vị tiên phong trong việc mang mô hình Timeshare tiếp cận gần hơn với thị trường Việt Nam. Và đã thành công trong việc mang đến những kỳ nghỉ dưỡng dài ngày cho các gia đình Việt.