Timeshare là mô hình kinh doanh gì? 3 hình thức Timeshare phổ biến nhất

Timeshare có lẽ là một thuật ngữ còn khá mới lạ trên thị trường bất động sản tại Việt Nam. Đây là hình thức kinh doanh mới được nhiều người quan tâm đến vì có khả năng hồi vốn và sinh lời nhanh. Vậy Timeshare là mô hình kinh doanh gì? Thực hư về Tin Lừa Đảo như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Timeshare là mô hình kinh doanh gì?

Timeshare được biết là hình thức một nhóm người mua chung một phần tài sản là bất động sản hay một địa điểm du lịch với ngày sử dụng nhất định. Trong đó, người mua cần phải trả một số tiền tương ứng với với phí duy trì hằng năm cho chủ đầu tư. Trong khoản thời gian đó, người mua có quyền làm bất cứ điều gì với phần tài sản đó. Có thể nghỉ dưỡng, du lịch, kinh doanh hoặc cho thuê lại mặt bằng. Thậm chí, nếu như không sử dụng, họ cũng có thể bán lại cho người khác.

Không những vậy, hình thức Timeshare còn cho phép chủ sở hữu có quyền được trao đổi các tài sản với nhau. Điều kiện là tài sản đó phải được đăng ký dưới hình thức Timeshare. Ví dụ như chuyển đổi resort này sang một resort khác trên thế giới với điều kiện resort phải có mặt trong danh sách Timeshare.

Thực trạng Timeshare tại thị trường Việt Nam

Trong khoản 3 năm trở lại đây, khái niệm Timeshare trở nên phổ biến hơn tại thị trường Việt. Timeshare đang dần trở thành xu hướng đầu tư tiềm năng với nhiều dự án bất động sản quy mô lớn dựa theo mô hình này.

Đi đầu cho những dự án Timeshare tại Việt Nam chủ yếu là các tập đoàn bất động sản, khách sạn nước ngoài. Một số những dự án nghỉ dưỡng theo mô hình Timeshare tiêu biểu tại Việt Nam là Hồ Tràm Sanctuary, The Nam Hai, The Manna tại Vịnh Cam Ranh – Khánh Hoà, Tản Viên resort – Hà Nội, Furama resort,…

Hình thức Timeshare phổ biến nhất

Hợp đồng bán đứt tài sản – Deemed interests

Người mua Timeshare theo hình thức bán đứt tài sản sẽ nhận quyền sở hữu hợp pháp và quyền sử dụng tài sản đó trong khoản thời gian quy định của hợp đồng.

Với hình thức mua này, người mua có toàn quyền sử dụng tài sản vĩnh viễn, được để lại như một loại tài sản thừa kế dành cho các thành viên trong gia đình. Hoặc có quyền bán đi tài sản khi không có nhu cầu sử dụng hay không muốn giữ tài sản đó nữa.

Hợp đồng quyền sử dụng – Right-to-use

Với hình thức hợp đồng quyền sử dụng này, người mua sẽ không có quyền sở hữu tài sản đó. Mà thay vào đó người mua sẽ được sử dụng cơ sở vật chất của Timeshare trong một khoản thời gian nhất định.

Khi hết thời gian trong hợp đồng, người mua sẽ không còn quyền sử dụng đối với bất động sản đó trừ trường hợp tiếp tục gia hạn hợp đồng.

Hợp đồng thuê bất động sản – Leasehold agreements

Tương tự như hình thức hợp đồng quyền sử dụng. Loại hình hợp đồng cho thuê bất động sản này cho phép người mua nắm giữ quyền lợi bất động sản theo cam kết trên hợp đồng. Những quyền lợi này sẽ luôn thấp hơn so với quyền lợi của người nắm giữ toàn bộ tài sản đó.

Một trong những điểm khác biệt giữa hợp đồng thuê bất động sản và hợp đồng quyền sử dụng là về thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Thông thường hợp đồng của thuê bất động sản sẽ ngắn hơn hợp đồng quyền sử dụng.

Vậy có nên sở hữu Timeshare

Mặc dù còn khá mới mẻ và có vẻ xa lại với người Việt Nam. Thế nhưng Timeshare lại cung cấp cho người dùng khá nhiều lợi ích. Cụ thể như sau:

Lợi ích về mặt tài chính

Timeshare giúp cho người sở hữu tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư lớn. Bởi vì bạn sẽ đầu tư cùng một nhóm người nhưng vẫn được sở hữu các bất động sản như căn hộ sang trọng, khu nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Lợi ích về quyền sử dụng tài sản

Chủ sở hữu của Timeshare sẽ được toàn quyền sử dụng và khai thác tài sản trong khoản thời gian mua. Có thể dùng tài sản để cho thuê, kinh doanh, bán lại hoặc chuyển nhượng.

Lợi ích khi trao đổi kỳ nghỉ xuyên lục địa

Chủ sở hữu có thể thoải mái trao đổi Timeshare của mình với một Timeshare bất kỳ trên thế giới. Chỉ cần tài sản đó có trong danh sách trao đổi Timeshare là được.

Những lưu ý quan trọng khi đầu tư Timeshare

Khi quyết định đầu tư vào Timeshare, cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Xem xét đến thực trạng của bất động sản, tài sản đó đã được đưa vào khai thác hay chưa. Hay bất động sản chưa hoàn thành hay chỉ đang khởi công?

  • Xem xét đến vị trí địa lý của bất động sản

  • Lựa chọn đơn vị quản lý có năng lực và uy tín để có khả năng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy nhanh quá trình hoàn vốn.

Kết luận

Với những thông tin ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh Timeshare. Hiện nay, tại Việt Nam, công ty Alma là một ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh này. Sản phẩm mà ALMA Timeshare mang đến cho khách hàng là quyền lợi nghỉ dưỡng cao cấp mỗi năm dành cho các gia đình. Bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về công ty này để hiểu rõ hơn về mô hình Timeshare nhé!